CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 26.  SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 26

Dự Án Thuỷ Điện Đăk Mi 2
Dự Án Thuỷ Điện Đăk Mi 2
Dự án - Thuỷ Điện Sông Bung 2
Dự án - Thuỷ Điện Sông Bung 2
Dự Án Hương Sơn 2
Dự Án Hương Sơn 2

Cách chốt chặn ngăn trẻ em rơi vào cọc bêtông

Nếu có thanh thép chắn miệng cọc thì sẽ không có những tai nạn đáng tiếc xảy r

Là một kỹ sư xây dựng, tôi muốn chia sẻ cách ngăn chặn tai nạn người rơi vào lòng cọc bêtông. Tôi mong muốn bổ sung một chi tiết vào tiêu chuẩn sản xuất cọc bêtông ly tâm (hiện tại Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN): 7888-2014 về sản xuất cọc chưa có).

Vụ tai nạn cháu bé ở Đồng Tháp rơi xuống lòng cọc bêtông ở độ sâu 35m đã hơn 5 ngày trôi qua, toàn lực nhân công và thiết bị hoạt động hết công suất đến ngày 6/1 vẫn chưa đưa được bé lên.

Các phương tiện truyền thông thỉnh thoảng cũng đưa tin những tai nạn tương tự khắp đất nước. Nhưng cũng có nhiều tai nạn chưa được truyền thông đưa tin. Vậy nhiều nơi đã xảy ra những tai nạn tương tự.

Hàng ngày có hàng ngàn cọc bêtông ly tâm lớn nhỏ được ép và đóng xuống mặt đất. Đây là những cái "bẫy" cho những người đến gần (trẻ con và những người trực tiếp thi công trên công trường).

Mặc dù biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động có sử dụng như (dùng bao cát đặt lên miệng cọc đối với cọc đường kính nhỏ hơn 400mm, dùng tấm thép 2mm để đậy miệng cọc đối với cọc lớn đường kính 600mm, 800mm...) nhưng thực tế công tác thực hiện và giám sát nhiều công trình chỉ đạt 80%.

Nguyên nhân do máy thi công chạy trên công trường rất nhiều (máy ép cọc, máy cẩu, máy đào đất) làm rơi bao cát, tấm thép khỏi vị trí miệng cọc, hoặc làm dịch chuyển. Dẫn đến "bẫy" vẫn lộ ra.

Hàn thêm một thanh thép ở đầu cọc là biện pháp tránh người rơi vào bẫy cọc bêtông ly tâm. Ảnh: Tác giả cung cấp

Hàn thêm một thanh thép ở đầu cọc là biện pháp tránh người rơi vào bẫy cọc bêtông ly tâm. Ảnh: Tác giả cung cấp

Công trình ép cọc xong chưa đổ móng liền, hoặc ngưng vài năm thì bao cát sẻ rách chảy hết cát, tấm thép bị lấy cắp tạo ra những cái "bẫy". Mỗi tai nạn xảy ra tốn rất nhiều công sức, nước mắt và chi phí... hệ lụy làm chậm tiến độ công trình, tái lập mặt bằng, đưa thiết bị đến ép bù, gia cố cọc đã nhổ lên...

Bằng mọi giá phải đưa cọc lên. Ở độ sâu trên 30m thì cực kỳ khó khăn, khó hàng trăm lần so với khi ép một cây cọc xuống, đặc biệt cọc nối nhiều đoạn.

Việt Nam và thế giới vẫn chưa có biện pháp nhổ cọc tối ưu vì đã ép, đóng thì thường không nhổ lên.

Tôi đề xuất sớm bổ sung vào tiêu chuẩn sản xuất cọc ly tâm (TCVN: 7888-2014), thanh thép chắn miệng cọc. Nếu có thanh thép chắn miệng cọc thì sẽ không có tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Chỉ có TCVN mới bắt buộc lúc sản xuất bổ sung thanh thép vào miệng cọc sẽ phá bỏ hết cái "bẫy" rồi. Thanh thép phi 6 được hàn ngay từ khi sản xuất mặt bít trước khi sản xuất cọc. Phương án này của tôi, hoặc có thể một thiết kế cải tiến khác tối ưu hơn, nên được đề xuất và sử dụng để ngăn chặn các tai nạn.

Dự án

Lĩnh vực hoạt động

Tin tức công ty

Thông tin cổ đông